Ngày 26/7, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội thảo “Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững” được tổ chức. Sự kiện thu hút sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành về ESG, các đại diện doanh nghiệp đã có kinh nghiệm triển khai ESG tại Việt Nam và đông đảo các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm đến xu hướng phát triển bền vững.
Theo quy định hiện hành, những Công ty đại chúng có quy mô lớn buộc phải công bố báo cáo ESG trong báo cáo thường niên. Trong quyết định “Phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030” số 1726/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành 29/12/2023, về quan điểm phát triển thị trường chứng khoán có nêu rõ “Nâng cao chất lượng báo cáo thường niên của công ty đại chúng, hướng tới yếu tố phát triển bền vững dựa trên áp dụng tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (tiêu chuẩn ESG) theo thông lệ quốc tế.” Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang tự công bố báo cáo phát triển bền vững như một cam kết về năng lực và văn hoá doanh nghiệp để gọi vốn, vay vốn.
Theo Ông Huỳnh Thanh Trung- Chủ tịch HĐQT LeanWares (thành viên Ban Công nghệ và Phát triển bền vững LCH Bất động sản Công nghiệp Việt Nam) “Thực hành ESG trong quá trình thiết lập Khu công nghiệp xanh và nhà máy xanh chính là động lực thúc đẩy cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu,đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của ESG trong việc thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu cho các Khu công nghiệp.
Ông Nguyễn Võ Trường An phó tổng giám đốc công ty CP sàn giao dịch tín chỉ Cacbon ASEAN” CCTPA- Tập Đoàn CT Group” chia sẻ: Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại trong việc áp dụng và công bố báo cáo ESG. Hội thảo “Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững” chính là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận thông tin đầy đủ về quy định hiện hành, các giải pháp thực hiện hiệu quả ESG và những lợi ích kinh tế mà ESG mang lại. Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA – Tập Đoàn CT Group) đã trình bày những giải pháp phát triển kinh tế bền vững, thu hút FDI thông qua mô hình Khu công nghiệp xanh. Ông cũng chia sẻ về kinh nghiệm của Tập đoàn CT Group trong việc xây dựng và phát triển Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) nhằm tạo ra thị trường phát thải carbon hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu Net Zero của Việt Nam.
Tại Hội thảo, Bà Phạm Minh Châu – đại diện Ngân hàng BIDV chia sẻ: BIDV hiện là Ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam, với tổng tài sản kết thúc năm 2023 đạt 2,3 triệu tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 2,1 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 2,19 triệu tỷ đồng, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng. BIDV tự hào là ngân hàng tiên phong trong xây dựng chiến lược và thực hành ESG, kiên định theo đuổi mục tiêu trở thành “ngân hàng xanh” trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030.
Là một phần trong chuỗi hoạt động thiết thực nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Tạp chí điện tử Kinh tế - Chứng khoán Việt Nam và Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) nhằm nâng cao nhận thức về ESG và tài chính bền vững cho các doanh nghiệp địa phương và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng ESG vào trong hoạt động kinh doanh, Hội thảo cung cấp kiến thức và hành lang pháp lý thực hành ESG-hướng tới việc phát triển khu công nghiệp xanh – nhà máy xanh, nhằm nâng cao vị thế của từng Khu Công Nghiệp, từng doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp thông qua việc hướng tới thực hành bộ tiêu chí ESG để phát bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề nóng, thiết thực và quan trọng mà VIREA sẽ chú trọng, đồng hành cùng hội viên trong thời gian tới”.
Tại buổi hội thảo cũng diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam và Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) nhằm phát huy năng lực, thế mạnh của mỗi bên với mục tiêu triển khai, tổ chức các hoạt động có ý nghĩa phụng sự xã hội. Hai bên sẽ phối hợp và tham gia tổ chức các sự kiện, các hội nghị, hội thảo về các lĩnh vực và chủ đề tài chính, kinh tế mà hai bên cùng quan tâm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, thể hiện chủ yếu trên các mặt: Chất lượng, hiệu quả quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu tầm nhìn tổng thể, dài hạn; Vướng giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng bên ngoài khu công nghiệp chưa đảm bảo, đồng bộ; Loại hình phát triển chậm được đổi mới theo hướng khu công nghiệp xanh” hướng tới bền vững; Phát triển chưa bền vững và cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội.
P.V
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
lamanpv@gmail.com