Những năm gần đây, Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai đã tổ chức nhiều Hội thi Sáng tạo kỹ thuật dành cho học sinh trung học với càng nhiều nhiều giải pháp chất lượng, đi vào chiều sâu và có tính ứng dụng cao. Cuộc thi thu hút đông đảo học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 trên địa bàn tỉnh tham gia. Cô Phan Thị Ngọc Thu - Trường Trung học Cơ sở (THCS) Tân Phong ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã có rất nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học - công nghệ vào học tập, lao động, sản xuất kinh doanh cũng như thực tiễn đời sống.
Cô Phan Thị Ngọc Thu - Trường Trung học Cơ sở (THCS) Tân Phong ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai một giáo viên trẻ giảng dạy Ngữ văn đầy nhiệt huyết có niềm đam mê mạnh mẽ đối với nghiên cứu khoa học. Nhiều năm liền, cô đã hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học và đạt được thành tích cao. Đơn cử, năm học 2021 - 2022, trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, học sinh phải học Online, nhận thấy điều quan trọng là tuyên truyền sâu rộng về dịch bệnh, giáo dục ý thức tự bảo vệ của học sinh trong đời sống hắng ngày và khi các em đến trường lại là điều cần thiết nhất, cô Thu đã hướng dẫn 2 học sinh lớp 8 của trường nghiên cứu đề tài: “Giáo dục ý thức phòng tránh dịch bệnh Covid-19 cho học sinh THCS” để tìm hiểu về dịch bệnh, cách phòng tránh, tuyên truyền đến cộng đồng; cùng với cách tự làm khẩu trang kháng khuẩn, mắt kính chống giọt bắn và cồn rửa tay thân thiện môi trường để chủ động hơn trước dịch bệnh. Đề tài này đã được nhà trường hoan nghênh, triển khai rộng khắp toàn thể giáo viên, học sinh và phụ huynh, giúp ích rất nhiều cho quá trình quay lại trường học an toàn của các em. Đề tài được mang đi tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật dành cho học sinh Trung học do phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tổ chức. Đánh giá cao hiệu quả của đề tài, Phòng Gáo dục và Đào tạo đã chấm đạt hội thi, là 01 trong 15 sản phẩm được chọn cử ra hội thi cấp tỉnh.
Cô Phan Thị Ngọc Thu đang hướng dẫn học sinh lắp đặt thiết bị
Kể từ Hội thi năm học 2021 - 2022, cô Thu không ngừng tìm tòi, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao hiểu biết của bản thân về khoa học, trong lòng cô giáo trẻ có một sự say mê nghiên cứu với mong muốn truyền ngọn lửa ấy cho nhiều thế hệ học sinh của mình. Cô chia sẻ: “Chỉ cần một hạt mầm yêu thích đối với khoa học công nghệ nẩy nở trong tâm hồn các em sẽ lớn dần, đâm sâu bén rễ cũng đủ để các em học sinh THCS trở thành những nhà khoa học trong tương lai”.
Cô Phan Thị Ngọc Thu (áo hồng) và cô Phan Thị Tuyết Nhung (áo tím) cùng hướng dẫn học sinh trong tiết dạy học STEM
Đơn cử, năm học 2022-2023, các vụ hỏa hoạn xảy tại nhiều địa phương trên cả nước, thiệt hại lớn về người và của. Khi xem các video clip về công tác chữa cháy, cứu nạn, nhận thấy các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy vừa dũng cảm thực hiện nhiệm vụ và vừa dọn dẹp hiện trường vô cùng vất vả. Việc quấn các ống dây cứu hỏa sau khi chữa cháy mất nhiều thời gian, công sức. Với mong muốn chia sẻ một phần công việc của các chiến sĩ, cô Ngọc Thu đã cùng với học sinh lớp 9 của Trường THCS Tân Phong đã tìm hiểu qui trình chữa cháy, qui trình quấn ống dây và nghiên cứu đề tài “Thiết bị thu dây ống nước cứu hỏa phòng cháy chữa cháy có điều khiển từ xa”. Đề tài tham gia hội thi Sáng tạo kỹ thuật học sinh trung học đạt cấp thành phố, được chọn cử đi thi tỉnh và đạt giải Ba cấp tỉnh Đồng Nai.
Cô Thu chia sẻ: “Sau khi tham gia hội thi, các học sinh bắt đầu yêu thích và có niềm say mê với nghiên cứu khoa học. Có thể nói Hội thi sáng tạo kỹ thuật dành cho học sinh trung học có ý nghĩa rất lớn. Hội thi đã khuyến khích học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Đích đến không phải là giải thưởng mà là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Học sinh không chỉ được thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào giải quyết một đề tài cụ thể, chế tác một sản phẩm cụ thể mà còn được phát triển nhiều thứ như tư duy khoa học, năng lực khai thác tài liệu, năng lực thuyết trình, phản biện, các kĩ năng làm việc nhóm. Sự hiểu biết của học sinh có thể được mở rộng hơn rất nhiều. Nhiều dự án nghiên cứu ra các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ người già, người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội,…Đó là cái đích lớn nhất của hội thi này và của bản thân người hướng dẫn các em.”
Cô giáo Phan Thị Ngọc Thu hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Nắm được tinh thần của hội thi, cô Phan Thị Ngọc Thu luôn định hướng cho học sinh nghiên cứu, tìm tòi những vấn đề thiết thực của đời sống. Năm học 2023 -2024, cô Thu tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài: “Thiết bị hỗ trợ chăm sóc, nâng đỡ người bệnh, người cao tuổi di chuyển, vệ sinh”. Cô Thu cho rằng: “khởi phát ý tưởng từ việc, các em học sinh đã chứng kiến chính người thân trong gia đình mình, nhà bạn bè bị bệnh nặng, không di chuyển được & việc vệ sinh cá nhân thực hiện tại giường, phải nhờ người thân dọn dẹp. Điều này, làm nhiều ông bà mặc cảm với con cháu và gây mất thời gian dọn dẹp. Cô trò đã nảy ra ý tưởng về một thiết bị hỗ trợ nâng đỡ người già, người bệnh vào nhà vệ sinh để thuận lợi hơn cho quá trình chăm sóc, đồng thời, thiết bị cũng có thể sử dụng như xe đẩy thông thường giúp di chuyển người bệnh, người cao tuổi dạo mát, đi đây đi đó dễ dàng.” “Các thầy cô, nhà khoa học trong ban tổ chức hội thi đã đánh giá cao tính thực tiễn, thiết thực và hiệu quả của thiết bị và đề tài giành giải Nhì cấp tỉnh trong cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật dành cho học sinh trung học do Sở giáo dục, đào tạo Đồng Nai tổ chức. Đồng thời, thiết bị đã được đưa vào dùng thử ở một số hộ gia đình có người cao tuổi cần hỗ trợ và một số cơ sở y tế. Hiệu quả của thiết bị được kiểm chứng qua sự hài lòng của người sử dụng.”
Bà Nguyễn Thị Ngọc, 72 tuổi cùng ngụ KP9, phường Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai sử dụng thiết bị.
Thầy Lê Văn Lành - hiệu trưởng trường THCS Tân Phong chia sẻ: “Cô Thu là một giáo viên bộ môn Ngữ văn, nhưng có niềm đam mê với sáng tạo khoa học kỹ thuật, bản thân cô đã truyền tải sự nhiệt huyết đó cho rất nhiều học sinh, qua hướng dẫn học sinh có những đề tài hay, chất lượng, thiết thực với cuộc sống và đạt những thành tích cao. Hầu như năm học nào cô Thu cũng có đề tài tham gia và đạt kết quả tốt ở nhiều cấp thi. Điều quan trọng hơn kết quả của việc tham gia hội thi chính là cô Thu đã truyền được ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học, khát vọng khám phá tri thức cho nhiều thế hệ học sinh. Học sinh không chỉ được thực hành trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào giải quyết một đề tài cụ thể, chế tác một sản phẩm cụ thể mà còn được phát triển nhiều khía cạnh như: tư duy khoa học, năng lực khai thác tài liệu, năng lực thuyết trình, phản biện, các kĩ năng làm việc nhóm. Từ đó hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho các em; đáp ứng được yêu cầu dạy học trong thời đại mới.”
Một số các sản phẩm tham gia trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật học sinh Trung học do cô Thu hướng dẫn.
Học sinh và thiết bị thu dây ống nước cứu hỏa trong PCCC có điều khiển từ xa
Các thiết bị thu dây ống nước cứu hỏa phòng cháy chữa cháy có điều khiển từ xa - tham gia trong năm học 2022 - 2023
Nguyên lý hoạt động của thiết bị
- Nguyên lý: Dùng lực từ cánh tay quay hoặc động cơ để cuốn dây
- Hoạt động: Thiết bị hoạt động sử dụng tay quay hoặc động cơ
+ Khi dùng tay quay sẽ làm cho hai ống thép quay quanh trục, cuộn ống cứu hỏa và vắt nước trong ống. Thiết bị cuộn dây nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tốc độ người thực hiện.
+ Khi dùng điện, bình ác quy cung cấp điện cho động cơ và hệ thống thu phát tín hiệu, người sử dụng chỉ cần bấm nút, hệ thống cuộn dây tự động sẽ hoạt động và tự động cuộn, vắt nước dây ống nước cứu hỏa.
- Cách sử dụng: Người thu dây ống nước cứu hoả có thể dùng sử dụng điện cuộn ống một cách dễ dàng. Thiết bị dùng 1 người cũng thao tác được, nếu có hai người thao tác thì nhanh hơn.
Thiết bị được đánh giá cao ở tính ứng dụng, thiết kế đơn giản, vật tư dễ tìm mua trên thị trường, giá thành rẻ, thao tác sử dụng dễ dàng hiệu quả, an toàn, tiết kiệm được thời gian và nhân công lao động.
Hiệu quả xã hội:
- Thiết kế có ý nghĩa tích cực trong việc hỗ trợ các chiến sĩ thực hiện công tác PPCC và huấn luyện.
- Giúp công việc được thuận lợi, dễ dàng.
- Thể hiện sự quan tâm của mọi người dành cho các chiến sĩ PCCC và với công việc cứu hỏa, huấn luyện; góp phần thể hiện và nâng cao khối đoàn kết toàn dân.
Hiệu quả kinh tế
- Các chi tiết dễ tìm mua trên thị trường, giá thành rẻ: 1.500.000 đ/thiết bị
- Có thể trang bị ở tất cả các đơn vị cảnh sát PCCC và đơn vị làm công tác PCCC khác như trường học, bệnh viện, siêu thị, nhà xưởng,…
Hiệu quả kỹ thuật
- Thiết bị có giá đỡ chắc chắn, chịu lực tốt, giảm sức người trong quá trình di chuyển; thiết bị gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ sửa chữa;
- Linh hoạt cơ động cao và an toàn trong sử dụng;
- Có thể tháo lắp dễ dàng, thuận lợi di chuyển và cất giữ;
- Khi máy hết điện, có thể sử dụng quay tay một cách nhẹ nhàng, không tốn sức và linh hoạt;
- Thiết bị có thiết kế để vắt nước trong ống dây cứu hỏa sau khi sử dụng, giúp công việc nhanh gọn, ít thao tác hơn;
- Tiết kiệm thời gian cuốn ống và nhân công thực hiện;
- Sử dụng hệ thống điều khiển từ xa rất thuận tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Các thiết bị hỗ trợ chăm sóc, nâng đỡ người bệnh, người cao tuổi di chuyển, vệ sinh - tham gia trong năm học 2022 - 2023
Đánh giá về hiệu quả của thiết bị hỗ trợ chăm sóc, nâng đỡ người bệnh, người cao tuổi di chuyển, vệ sinh.
Nội dung
Chăm sóc thông thường
Chăm sóc với sự hỗ trợ của thiết bị
Vị trí vệ sinh
Người bệnh, người già vệ sinh tại giường
Người bệnh vệ sinh đúng khu vực như người khỏe mạnh.
Đảm bảo vệ sinh
Mất vệ sinh giường bệnh, phòng bệnh, vi khuẩn dễ phát tán, lây lan.
Đảm bảo vệ sinh, an toàn, sạch sẽ.
Tiền phí
Trước đây, để những người bệnh nằm một chỗ đi vệ sinh ra bỉm (tả lót), rất tốn kém
Người bệnh vệ sinh sạch sẽ như người lành, không gây tốn kém.
Thiết bị hỗ trợ
Xe lăn trước đây chỉ hỗ trợ di chuyển
Thiết bị vừa hỗ trợ di chuyển, vừa nâng đỡ người bệnh đứng thẳng.
Người bệnh được đẩy vào, ngồi vào bồn vệ sinh dễ dàng.
Thiết kế phù hợp, có thể tháo lắp để mang đi xa.
Thiết bị phù hợp với chiều cao và cân nặng trung bình của người Việt.
Giá thành
Giường bệnh đa năng tuy không có chức năng hỗ trợ nâng đỡ nhưng giá thành rất cao, có khi lên đến vài chục triệu
-Thiết bị có nhiều tính năng nhưng chi phí vật liệu rẻ: khoảng 1.500.000 đ/ 1 thiết bị
- Nếu sản xuất đại trà sẽ rẻ tiền hơn.
Yêu cầu
Dụng cụ hỗ trợ vệ sinh thông thường yêu cầu người bệnh phải tự ngồi được.
Thiết bị hỗ trợ này giúp người bệnh ngồi bồn cầu một cách bình thường như người khỏe.
Thời gian chăm sóc
Mất thời gian dọn dẹp
Đỡ mất thời gian dọn dẹp
Tâm lý người bệnh
Trước đây vệ sinh tại chỗ dễ sinh ra xấu hỗ, mặc cảm với con cháu, coi mình là gánh nặng, có thể sinh ra từ chối điều trị.
Giải tỏa áp lực tâm lý cho người bệnh
Tâm lý người chăm sóc
Chăm sóc người bệnh lâu ngày, gây ảnh hưởng tâm lý đối với người chăm sóc
Giảm bớt áp lực, giảm căng thẳng cho người chăm sóc
Một số hình ảnh Cô Thu & học sinh trong quá trình tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật học sinh Trung học.
Về Hội thi sáng tạo Kỹ thuật học sinh trung học:
Với mục đích khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; thúc đẩy giáo dục theo mô hình STEM trong phổ thông, nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn mới, Hội thi sáng tạo Kỹ thuật học sinh trung học đã tổ chức qua nhiều năm, thu hút đông đảo học sinh tham gia trong độ tuổi từ lớp 8, 9, 10, 11, 12. Hội thi này được tổ chức ở nhiều cấp, từ phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện tổ chức cho học sinh THCS thi để lựa chọn thi cấp tỉnh do Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh tổ chức. Từ kết quả đó, lựa chọn sản phẩm đạt giải cao cấp tỉnh tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật học sinh trung học toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trên cơ sở hội thi cấp quốc gia sẽ chọn sản phẩm tham dự kỳ thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế.
Ngọc Thu – Tuyết Nhung
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
lamanpv@gmail.com