Dự án "EU Good Food - Good Life" tại Việt Nam là một chiến dịch kéo dài ba năm, từ 2024 đến 2027, nhằm quảng bá các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao từ châu Âu. Dự án tập trung vào các sản phẩm thịt bò và thịt lợn từ Ba Lan, cùng với kiwi và đào hộp từ Hy Lạp, hướng đến việc giới thiệu và nâng cao giá trị của những sản phẩm này tới người tiêu dùng Việt Nam.
Sáng kiến này được đồng tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, với đơn vị điều phối chương trình là Hiệp hội các Nhà sản xuất và Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thịt (UPEMI). Đơn vị thụ hưởng của dự án là Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Imathia (ASIAC). Mục tiêu chiến dịch là làm nổi bật chất lượng truyền thống, hương vị đặc biệt, và tiêu chuẩn cao của các sản phẩm thực phẩm châu Âu.
Ngày 17/3/2025, một buổi giới thiệu chính thức dự án đã được tổ chức tại khách sạn Fortuna Hà Nội với sự góp mặt của nhiều đại diện quan trọng từ hai hiệp hội, bao gồm ông Stelios Pantelidis, Đại diện Hiệp hội Imathia (ASIAC), và ông Wiesław Różański, Đại diện Liên minh các Nhà sản xuất và Chủ doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp Thịt của Ba Lan (UPEMI). Buổi lễ còn có sự góp mặt của Bếp trưởng Hoàng Văn Dương với màn trình diễn nấu ăn đặc sắc, cùng cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng từ sản phẩm thực phẩm châu Âu.
Bà Ariadni Sachinoglou, Quản lý Dự án Mang sản phẩm thực phẩm chất lượng cao của Châu Âu tới Việt Nam, chia sẻ rằng các sản phẩm thực phẩm của Châu Âu nổi tiếng toàn cầu về sự an toàn, khả năng truy xuất nguồn gốc và tính xác thực. Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, Liên minh Châu Âu áp dụng những tiêu chuẩn và hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt có thể được lặp lại ở mọi giai đoạn sản xuất. Các tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về điều kiện sản xuất, vệ sinh, kiểm soát phòng thí nghiệm, và hệ thống giám sát các mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Chiến dịch "EU Good Food - Good Life" nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng và tính an toàn của các sản phẩm nông nghiệp châu Âu. Dự án cũng hướng đến việc quảng bá các tiêu chuẩn sản xuất châu Âu, bao gồm các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và phúc lợi động vật.
Một trong những mục tiêu quan trọng của chiến dịch là thúc đẩy sự quan tâm ngày càng gia tăng của người tiêu dùng Việt Nam đối với thực phẩm châu Âu chất lượng cao. Dự án mong muốn thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và công nghệ nông nghiệp tiên tiến, tạo ra những sản phẩm không chỉ có hương vị tuyệt hảo mà còn bền vững và an toàn.

Thông qua chiến dịch, người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về thịt và trái cây châu Âu, đánh giá cao các đặc điểm về truyền thống, chất lượng và hương vị đặc biệt của những sản phẩm này.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập website chính thức của chương trình tại: EUGoodFood.eu
Thực phẩm châu Âu nổi tiếng trên toàn cầu nhờ vào các tiêu chuẩn chất lượng cao và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng một hệ thống quy định toàn diện nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn này không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn đảm bảo tính minh bạch, bảo vệ động vật và môi trường.
Một trong những yếu tố quan trọng của các quy định thực phẩm châu Âu là khả năng truy xuất nguồn gốc. Mỗi sản phẩm thực phẩm đều phải có chứng nhận rõ ràng về nơi sản xuất, quy trình chế biến và các thành phần có trong sản phẩm. Điều này giúp người tiêu dùng an tâm về chất lượng và tính an toàn của thực phẩm họ tiêu thụ, đồng thời tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm đối với các nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, các yêu cầu về vệ sinh và điều kiện sản xuất cũng được đặt ra rất chặt chẽ. Các cơ sở sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến quá trình chế biến, bảo quản và vận chuyển. Điều này không chỉ giúp sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Liên minh Châu Âu cũng chú trọng đến việc bảo vệ phúc lợi động vật trong quá trình sản xuất thực phẩm. Các quy định liên quan đến điều kiện chăm sóc động vật được áp dụng một cách nghiêm ngặt để đảm bảo rằng động vật được nuôi dưỡng trong môi trường an toàn và không bị đối xử tàn nhẫn. Các tiêu chuẩn này bao gồm quy định về không gian sống, chế độ ăn uống và các phương pháp giết mổ nhân đạo.
Ngoài ra, bảo vệ môi trường cũng là một phần không thể thiếu trong các quy định thực phẩm châu Âu. Liên minh Châu Âu yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, từ việc giảm thiểu lượng khí thải carbon đến việc sử dụng các phương pháp sản xuất bền vững, hạn chế tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Lam An
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
lamanpv@gmail.com